Sùi mào gà lây sang trẻ em
Sùi mào gà lây sang trẻ em | Link |
Bệnh sùi mào gà là gì? | Chi tiết |
Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? | Chi tiết |
Tại sao trẻ em có thể mắc bệnh sùi mào gà? | Chi tiết |
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở trẻ em | Chi tiết |
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là những nốt sùi nhỏ mọc nhiều nơi như mặt, tay, chân,… Bệnh gây ra do nhiễm virus u nhú (HPV) thường thấy ở người. Trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao nhất. Bệnh thường ít gây ra triệu chứng nhưng có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, hoạt động của trẻ và lây lan.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà là bệnh do virus u nhú (HPV) tạo ra những nốt sùi nhỏ mọc trên da. Những nốt sùi này làm da trở nên cứng và có bề mặt nhám hay còn gọi là mụn cóc. Ở trẻ em, sùi mào gà có nhiều kích cỡ, màu sắc, hình dạng và xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể. Điển hình là ở các lòng bàn tay, bàn chân, và thậm chí là mặt của trẻ. Sùi mào gà ở miệng là biểu hiện rõ nhất.
Tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở trẻ em chiếm khoảng 10 – 12%. Bệnh không phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường phổ biến nhất ở trẻ từ 12 đến 16 tuổi. Các bé gái sẽ dễ mắc phải bệnh hơn bé trai. Bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan nhưng thường không gây hại tới trẻ. Mặc dù vô hại nhưng sùi mào gà có thể ảnh hưởng tới tâm lý và hoạt động của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi mọi người nhìn thấy những mụn cóc. Ngoài ra, trẻ sẽ khó chịu nếu sùi mào gà mọc ở lòng bàn chân của trẻ. Vì vậy, cha mẹ của trẻ cần biết nguyên nhân gây ra, cách ngăn ngừa và phương pháp điều trị tốt cho bệnh này.
Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?
Một số phương thức lây truyền bệnhsùi mào gà lây sang ở trẻ em như sau:
- Trẻ bị lây từ mẹ bị nhiễm sùi mào gà trong quá trình sinh đẻ.
- Lây khi tiếp xúc với người bị nhiễm như người chăm sóc trẻ, trẻ khác,…
- Sùi mào gà có thể tự hình thành khi virus HPV xâm nhập vào da thông qua một vết cắt hoặc vết xước nhỏ.
- Trẻ sẽ bị lây truyền qua đường tình dục nếu bị lạm dụng tình dục.
- Lây nhiễm khi sử dụng chung quần áo, bồn tắm, bồn vệ sinh.,… của người bị nhiễm virus HPV.
Tại sao trẻ em có thể mắc bệnh sùi mào gà?
Khi người mẹ mang thai nhiễm sùi mào gà ở nữ, tại bộ phận sinh dục của mẹ có chứa nhiều virus HPV. Khi sinh, trẻ sẽ chui qua âm đạo của mẹ. Da trẻ sơ sinh mỏng cùng với sức đề kháng kém có thể tạo cơ hội cho virus HPV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Tất cả điều này sẽ khiến trẻ mắc bệnh ngay sau khi ra đời.
Khi người mẹ, hoặc người chăm sóc trẻ nhiễm bệnh sùi mào gà tắm giặt, vệ sinh cho trẻ,… thì vô tình cũng sẽ lây bệnh.
Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường có những vết thương hở ngoài ra, hay những vết cắt nhỏ do trẻ cắn móng… Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ còn yếu, nên trẻ có nhiều khả năng bị bệnh sùi mào gà hơn.
Một nguyên nhân sùi mào gà nữa là lây qua đường tinh dục. Con đường này thường ít gặp, nguyên nhân là do trẻ bị người nhiễm bệnh sùi mào gà lạm dụng tình dục. Bộ phận sinh dục của người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Khi nhiễm virus HPV trên da, thường mất 3 đến 6 tháng để mụn cóc lộ rõ. Sùi mào gà thường không gây đau đớn, trừ khi sùi mào gà ở dưới lòng bàn chân. Có nhiều loại sùi mào gà khác nhau tạo ra nhiều dạng khác nhau. Các loại sùi mào gà và các triệu chứng của chúng bao gồm:
Sùi mào gà thông thường
Có thể dễ dàng thấy những nốt mụn nhỏ, đầu có chấm đen, giống thịt hoặc da. Sờ các nốt mụn cảm thấy sần sùi, còn gọi là mụn cóc. Dạng này dễ dàng nhìn thấy trên các ngón tay, bàn tay, đầu gối và khuỷu tay.
Sùi mào gà dạng phẳng
Dạng này sẽ phẳng, thường nhỏ hơn và mịn hơn các dạng khác. Sùi mào gà phẳng có thể có màu hồng, nâu nhạt hoặc vàng. Chúng có thể phát triển với số lượng lớn, có thể lên tới 20 đến 100 cùng một lúc. Sùi mào gà dạng phẳng thường được tìm thấy trên mặt. Nhưng vẫn có thể tồn tại cánh tay, đầu gối hoặc bàn tay.
Sùi mào gà ở lòng bàn chân
Hầu hết các loại sùi mào gà đều không gây đau, nhưng sùi mào gà dưới chân thì ngược lại. Trẻ có thể cảm thấy khá khó chịu khi đi lại, chạy nhảy.
Sùi mào gà filiform
Xuất hiện những nốt mụn có màu hồng, nhỏ, dài, hẹp. Chúng thường xuất hiện trên mí mắt, môi, mặt hoặc cổ.
Sùi mào gà sinh dục
Biểu hiện tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn. Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí quanh hậu môn và ít thấy ở thân dương vật. Ở trẻ nữ có thể gặp ở quanh hậu môn, âm hộ và khu vực quanh lỗ niệu đạo. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng, phát hiện khi thăm khám.
Sùi mào gà thường ít có triệu chứng. Nhưng trẻ có thể cảm thấy ngứa và khi gãi có khả năng sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Một số dạng sùi mào gà dễ lở loét, chảy dịch đục, mùi hôi, dễ chảy máu khi sờ.
Có thể thấy, bệnh sùi mào gà lây sang trẻ em không nguy hiểm bằng ở người lớn và có thể tự khỏi. Nhưng bệnh có thể gây khó chịu và ảnh hướng tới hoạt động của bé. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bậc phụ huynh. Những điều này sẽ giúp cha mẹ hiểu được những cách điều trị và quan trọng nhất là cách phòng ngừa lây bệnh cho trẻ.
ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Nổi tiếng bài thuốc chữa sùi mào gà lậu...Cam kết khỏi bệnh
Không quá khó để tìm thông tin về lương y Nguyễn Đức Thành- người nổi tiếng với bài thuốc đông y đặc trị những căn bệnh khó nói: sùi mào gà, lậu... nhờ bài thuốc của gia đình anh Thành đã chữa trị hàng nghìn người mỗi năm. Cảm phục tài đức của lương y nhiều bệnh nhân gọi anh bằng cái tên trìu mến “vị cứu tinh của người mắc bệnh sùi mào gà”.
Hỏi đáp - Ý kiến & ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH(0)