Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh có thể gây ra các nốt sùi nhỏ, mềm, có hình dạng giống như súp lơ hoặc hoa mào gà ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Sùi mào gà có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm hoặc qua tiếp xúc với dịch tiết của các nốt sùi.
Bài
Thuốc Đông y chữa sùi mào gà là một phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc này thường có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp làm giảm kích thước các nốt sùi và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh sùi mào gà và bí mật đằng sau các bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà.
Sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Bệnh do virut HPV (Human Papaloma Virus – hay còn gọi là virus gây u nhú ở người) gây nên. Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, virut này cũng có thể lây qua một số đường tiếp xúc gián tiếp không qua quan hệ tình dục. Xem thêm
Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào? Các loại bệnh sùi mào gà phổ biến trên thế giới
Giống như
bệnh Lậu và Chlamydia,
Sùi mào gà ở nữ giới thường bắt đầu bằng các đốm nhỏ có màu trắng hoặc hồng xuất hiện trên các vùng nhạy cảm của cơ thể như âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, hậu môn và vùng chậu. Những đốm này sẽ dần phát triển thành những cụm thịt lồi màu da, có đường viền nổi rõ và thường gây ngứa, đau rát và vô cùng khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà ở nữ giới có thể phát triển thành ung thư, điển hình là ung thư cổ tử cung.
Sự xuất hiện của sùi mào gà có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể của nữ giới, đặc biệt là ở vùng kín.
Dưới đây là một số vị trí thường gặp của sùi mào gà ở nữ giới:
- Vùng kín: Sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng kín, bao gồm cả vùng âm đạo, hậu môn và bên ngoài âm hộ.
- Vùng đùi: Nếu virus HPV lây nhiễm vào lỗ âm đạo, có thể làm cho sùi mào gà xuất hiện ở vùng ở xung quanh đùi.
- Cổ tử cung: Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, sùi mào gà có thể lan rộng lên cổ tử cung của nữ giới.
- Vùng hậu môn: Nếu virus HPV lây nhiễm vào đường hậu môn, nó có thể gây ra sùi mào gà ở vùng này và các khu vực xung quanh như phần da giữa hậu môn và cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân gây sùi mào gà
Virus papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân gây ra sùi mào gà. Có hơn 40 chủng HPV khác nhau ảnh hưởng đến vùng sinh dục, HPV sinh dục lây lan qua quan hệ tình dục. Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch của bạn giết chết HPV sinh dục và không bao giờ phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng.
Biểu hiện của sùi mào gà ở nam và nữ
Dấu hiệu chung
Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra. Nhiễm HPV khá là phổ biến. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng. 90% các trường hợp nhiễm HPV có thể tự khỏi, hoặc tự thoái hóa trong vòng 2 năm hoặc nhanh nhất là 6 tháng.
Tuy nhiên nhiễm trùng HPV dai dẳng có thể là yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư. Bệnh biểu hiện bằng các u nhú, mục cóc, mụn thịt trên da và niêm mạc, vị trí hay gặp và được quan tâm nhất là vùng sinh dục. Thường các mụn cóc sinh dục này không đau đớn, có thể không cần điều trị, nhưng những tổn thương đường sinh dục này lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bị bệnh. Việc điều trị lúc này, ngoài việc loại bỏ các u nhú, mụn cóc, còn góp phần giải quyết vấn đề tâm lý cho bệnh nhân.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ
Sùi mào gà là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virus gây u nhú ở người (HPV) gây nên. Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ có thể khác nhau tùy theo trường hợp, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
Xuất hiện các nốt sùi: Các nốt sùi nhỏ mọc lên ở vùng kín hoặc xung quanh, thường có màu hồng hoặc da, hình thù giống như cụm sùi của bông cải hoặc mào gà. Nốt sùi có thể mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm.
- Ngứa và khó chịu: Nữ giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng kín, đặc biệt khi các nốt sùi phát triển và lan rộng.
- Sưng và đau: Khi bị nhiễm sùi mào gà, vùng kín có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hay quan hệ tình dục.
- Xảy ra chảy máu: Các nốt sùi mào gà khi bị tổn thương có thể chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hay khi vệ sinh vùng kín.
- Âm đạo tiết ra chất nhầy: Nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo thường gây ra vùng viêm nhiễm, có hiện tượng âm đạo tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc và mùi hôi lạ.
Các nốt sùi có thể xuất hiện ở ấu phần ngoài của âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung hay vùng hậu môn tương tự như
Sùi mào gà vùng kín.
Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà, nên tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn trong quan hệ tình dục cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở nam giới:
- Xuất hiện nốt sùi: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của sùi mào gà là sự xuất hiện của các nốt sùi, thường có hình dạng như chùm, cụm thịt có màu hồng hoặc màu da. Chúng thường mọc ở vùng bìu, quy đầu, dọc theo thân dương vật, lỗ niệu đạo, hậu môn hoặc vùng da giữa hậu môn và bìu dương vật..
- Ngứa và khó chịu: Một số nam giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng sinh dục hoặc xung quanh lỗ niệu đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục: Sùi mào gà có thể khiến quan hệ tình dục trở nên đau đớn và khó chịu bởi các nốt sùi xuất hiện trên đầu hoặc thân dương vật, bao quy đầu, bìu,…
- Chảy máu: Trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể gây ra chảy máu khi chúng bị tổn thương hoặc hình thành vết thương hở trong quá trình quan hệ tình dục.
- Sưng, đỏ ở vùng sinh dục: Một số người có thể thấy vùng sinh dục bị sưng và đỏ ẩn do sùi mào gà gây ra các ổ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể không có các triệu chứng rõ ràng hoặc không dễ nhận biết đối với cả nam giới và nữ giới. Do đó, việc thăm khám kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế và thực hiện xét nghiệm là rất quan trọng để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Vì vậy, chị em phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và đi tầm soát phụ khoa định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. Nam giới khi thấy xuất hiện triệu chứng bệnh cần đi khám và điều trị ngay để tránh nguy cơ biến chứng. Xem thêm
Sùi mào gà và những nguy hiểm tiềm ẩn khi lơ là căn bệnh. Cách chuẩn đoán sùi mào gà
Vì sao nên chuẩn đoán và xét nghiệm sùi mào gà? Một số xét nghiệm bác sĩ có thể thực hiện để đánh giá xem người bệnh có nhiễm phải bệnh sùi mào gà như sau:
Nam giới
- Đánh giá các nốt sần ở bộ phận sinh dục xem chúng có phải là mụn cóc sinh dục hay không
- Kiểm tra chức năng bộ phận sinh dục và trực tràng
- Lấy dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia
- Lấy máu xét nghiệm giang mai/HIV (virus gây ra bệnh AIDS).
Ở nữ giới
- Đánh giá các nốt sần ở bộ phận sinh dục xem chúng có phải là mụn cóc sinh dục hay không
- Kiểm tra tổng quan phần khung xương chậu, kiểm tra trực tràng
- Lấy dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia
- Lấy máu để thực hiện xét nghiệm giang mai/HIV
- Thực hiện xét nghiệm Pap hay xét nghiệm HPV.
Các phương pháp xét nghiệm sùi mào gà
Sùi mào gà có thể được chẩn đoán bằng cách khám quan sát trực tiếp các tổn thương đặc trưng, điển hình.
Với các tổn thương vùng cổ tử cung Bác sỹ sẽ sàng lọc bằng xét nghiệm Papsmear, để thấy tổn thương giải phẫu bệnh. Có thể thực hiện xét nghiệm Papsmear đơn độc hay kết hợp với xét nghiệm HPV trong cùng 1 lần thăm khám.
Để chẩn đoán xác định căn nguyên cần làm XN HPV. Hiện nay xét nghiệm HPV genotype là xét nghiệm được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán nhiễm HPV ở bệnh nhân sùi mào gà hay bệnh nhân tổn thương cổ tử cung. HPV genotype có thể thực hiện bằng kỹ thuật PCR hoặc kỹ thuật lai màng sẽ định được type HPV cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải. HPV có khoảng 200 type khác nhau.
90% các trường hợp sùi mào gà là do HPV type 6 và 11 gây ra và tổn thương này thường lành tính. Trong khi đó, 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết đến tình trạng nhiễm HPV các type nguy cơ cao. HPV genotype cũng là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hiện nay có nhiều kit hóa chất để sàng lọc và phát hiện các type HPV gây ung thư cổ tử cung nguy cơ cao như HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, and 68.
Chẩn đoán bằng mô bệnh học: Thông thường, bác sĩ sẽ thoa dung dịch axit axetic nồng độ nhẹ vào bộ phận sinh dục của bệnh nhân để làm trắng vết sùi mào gà, hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. Sau đó, họ sẽ kiểm tra khu vực cơ quan sinh dục bằng phương pháp soi tử cung.
Chẩn đoán phân biệt cũng tương tự, khi chẩn đoán sùi mào gà cần phân biệt với các bệnh lý khác như:
- Giang mai giai đoạn II có mụn sẩn sùi ở cơ quan sinh dục, hậu môn và các nếp kẽ. Các sẩn mụn này thường có phần chân bè rộng, bề mặt ít gồ ghề, thường bị ẩm ướt, có thể kèm theo các tổn thương của bệnh giang mai ở những vị trí khác và kết quả xét nghiệm huyết thanh giang mai là dương tính
- U mềm lây
- Ung thư tế bào gai, tiền ung thư Bowen
- Liken phẳng
- Nơ vi.
Sùi mào gà là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện các khối u, mụn nhọt xuất hiện ở bộ phận sinh dục, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bí mật đằng sau các Bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà
Bản chất của các loại thuốc Đông y
Thuốc Đông y là những loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, động vật hay khoáng vật, được bào chế bằng phơi khô, sấy khô hoặc trưng cất thành các vị thuốc, bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật.
Thuốc Đông y có lịch sử lâu đời, được phát triển dựa trên nền tảng triết học âm dương ngũ hành. Theo Đông y, bệnh tật là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Thuốc Đông y tác động vào cơ thể để điều hòa âm dương, phục hồi trạng thái cân bằng, giúp cơ thể tự chữa lành bệnh.
Thuốc Đông y có nhiều ưu điểm, bao gồm:
- An toàn, ít tác dụng phụ
- Thích hợp với nhiều đối tượng, kể cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
- Có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau
- Có tác dụng lâu dài, giúp phòng ngừa bệnh tái phát
Tuy nhiên, thuốc Đông y cũng có một số nhược điểm, bao gồm:
- Thời gian điều trị thường lâu hơn so với thuốc Tây y
- Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa mỗi người
- Một số bài thuốc Đông y có thể khó uống
Về vấn đề có nên dùng thuốc Đông y hay không, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Nếu bạn đang mắc một căn bệnh nào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Một số lưu ý khi sử dụng
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Đông y, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và người đang dùng thuốc Tây y.
- Mua thuốc Đông y ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Nên sử dụng thuốc Đông y theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
- Không tự ý mua thuốc Đông y về sử dụng, đặc biệt là các bài thuốc có nguồn gốc từ internet.
Nếu sử dụng thuốc Đông y đúng cách, bạn có thể tận dụng được những ưu điểm của thuốc Đông y để cải thiện sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
Có nên dùng Thuốc Đông y chữa sùi mào gà không?
Đây hẳn là câu hỏi được hỏi nhiều nhất. Không nhưungx vậy, Đông y còn có thể chữa các bệnh khác như Lậu và Chlamydia. Và để làm rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc bài viết mà chúng tôi đã nhắc đến.
Thuốc đông y chữa sùi mào gà của Lương y Nguyễn Đức Thành
Hiện nay các phương pháp cắt đốt chỉ tạm thời làm sùi mào gà bị rụi đi nhưng không chữa dứt điểm tận gốc được HPV, các loại thuốc tăng đề kháng quảng cáo không giúp được gì chỉ là sự ngộ nhận khi nhiều trường hợp đốt đi đốt lại sùi mào gà cũng tạm thời không mọc lại.
Các loại thuốc mang tính acid chấm sùi cũng không khá hơn, đặc biệt nhiều loại thuốc nam chữa sùi mào gà quảng cáo chữa khỏi sùi mào gà trong vài tuần thực chất lại acid trá hình.
Thuốc đặc trị HPV gây bệnh sùi mào gà của Lương Y-Thầy Thuốc Nguyễn Đức Thành được sản xuất bởi công ty Dược Phẩm và Y Tế Đức Thành bao gồm vài lọ thuốc bôi dạng tinh dầu có chứa hợp chất Melaxin Cituorious có khả năng thẩm thẩu vào sâu tế bào niêm mạc nơi bị nhiễm tiêu diệt tận gốc HPV làm sùi tự đẩy hết gốc rễ mầm bệnh ra tiêu đi sạch sẽ, đi kèm là vài gói thuốc uống thảo dược dạng trà để triệt nọc HPV từ bên trong.
- Thuốc đặc trị HPV dành cho loại đã biến đổi Gen chuyên điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng của Lương Y-Thầy Thuốc Nguyễn Đức Thành được sản xuất bởi công ty Dược Phẩm và Y Tế Đức Thành mà tiền thân là nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Nguyễn Đức dưới dạng thang thuốc uống gồm các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên và bào chế theo công thức gia truyền.
- Đặc biệt ở miệng do cấu tạo thường xuyên tiết dịch nên chỉ có thuốc uống chuyên cho loại HPV biến đổi Gen có thể mọc được trên miệng và không bao gồm thuốc bôi.
- Các trường hợp chỉ nhiễm HPV mà không lên sùi mào gà hoặc tạm thời đốt sùi chưa mọc lại nhưng vẫn còn HPV thì dùng thuốc xong xét nghiệm hoàn toàn âm tính.
Liệu trình thuốc điều trị sùi mào gà ở miệng bao gồm có 20 thang thuốc thảo uống trong 40 ngày, một gói dùng trong hai ngày. Cho gói thuốc vào ấm hay son nồi nấu nước gì cũng được, đổ 4 chén nước nấu sôi liu riu tầm 10-15 phút còn lại hai chén uống một chén, để một chén trong tủ mát ngày hôm sau uống. Uống từ từ 3-5 ngụm trong ngày, ngậm tí xíu trong miệng hay cổ họng rồi nuốt xuống. Sau mỗi ngụm thuốc uống thì dùng tăm bông thấm giấm táo (giấm táo tây mua ở siêu thị) thoa vào bề mặt sùi trong miệng.
Nhìn chung, có rất nhiều phương pháp chữa trị sùi mào gà. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng phù hợp với bản thân người bệnh. Và để biết được bản thân có mắc bệnh không, hãy thăm khám sớm khi thấy bản thân có những biểu hiện bệnh bạn nhé!
Hỏi đáp - Ý kiến & ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH(0)