Sùi mào gà đã và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Việc phòng ngừa và ý thức của bệnh nhân đã không còn là vấn đề lớn. Vậy, sùi mào gà là gì? Sùi mào gà lây nhiễm và biểu hiện như thế nào? Tất tần tật những thông tin về căn bệnh sẽ được cung cấp cho bạn ngay trong bài viết này!
Sùi mào gà là gì?
Giốg như bệnh
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Bệnh do virut HPV (Human Papaloma Virus – hay còn gọi là virus gây u nhú ở người) gây nên. Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, virut này cũng có thể lây qua một số đường tiếp xúc gián tiếp không qua quan hệ tình dục.
Sùi mào gà ở nữ giới thường bắt đầu bằng các đốm nhỏ có màu trắng hoặc hồng xuất hiện trên các vùng nhạy cảm của cơ thể như âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, hậu môn và vùng chậu. Những đốm này sẽ dần phát triển thành những cụm thịt lồi màu da, có đường viền nổi rõ và thường gây ngứa, đau rát và vô cùng khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà ở nữ giới có thể phát triển thành ung thư, điển hình là ung thư cổ tử cung.
Sự xuất hiện của sùi mào gà có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể của nữ giới, đặc biệt là ở vùng kín.
Dưới đây là một số vị trí thường gặp của sùi mào gà ở nữ giới:
- Vùng kín: Sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng kín, bao gồm cả vùng âm đạo, hậu môn và bên ngoài âm hộ.
- Vùng đùi: Nếu virus HPV lây nhiễm vào lỗ âm đạo, có thể làm cho sùi mào gà xuất hiện ở vùng ở xung quanh đùi.
- Cổ tử cung: Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, sùi mào gà có thể lan rộng lên cổ tử cung của nữ giới.
- Vùng hậu môn: Nếu virus HPV lây nhiễm vào đường hậu môn, nó có thể gây ra sùi mào gà ở vùng này và các khu vực xung quanh như phần da giữa hậu môn và cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân gây sùi mào gà trên cơ thể người
Virus papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân gây ra sùi mào gà. Có hơn 40 chủng HPV khác nhau ảnh hưởng đến vùng sinh dục, HPV sinh dục lây lan qua quan hệ tình dục.
Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch của bạn giết chết HPV sinh dục và không bao giờ phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng.
Biểu hiện của sùi mào gà ở nam và nữ
Dấu hiệu chung
Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra. Nhiễm HPV khá là phổ biến. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng. 90% các trường hợp nhiễm HPV có thể tự khỏi, hoặc tự thoái hóa trong vòng 2 năm hoặc nhanh nhất là 6 tháng. Tuy nhiên nhiễm trùng HPV dai dẳng có thể là yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư. Bệnh biểu hiện bằng các u nhú, mục cóc, mụn thịt trên da và niêm mạc, vị trí hay gặp và được quan tâm nhất là vùng sinh dục. Thường các mụn cóc sinh dục này không đau đớn, có thể không cần điều trị, nhưng những tổn thương đường sinh dục này lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bị bệnh. Việc điều trị lúc này, ngoài việc loại bỏ các u nhú, mụn cóc, còn góp phần giải quyết vấn đề tâm lý cho bệnh nhân.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ
Sùi mào gà là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virus gây u nhú ở người (HPV) gây nên.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ có thể khác nhau tùy theo trường hợp, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Xuất hiện các nốt sùi: Các nốt sùi nhỏ mọc lên ở vùng kín hoặc xung quanh, thường có màu hồng hoặc da, hình thù giống như cụm sùi của bông cải hoặc mào gà. Nốt sùi có thể mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm.
- Ngứa và khó chịu: Nữ giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng kín, đặc biệt khi các nốt sùi phát triển và lan rộng.
- Sưng và đau: Khi bị nhiễm sùi mào gà, vùng kín có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hay quan hệ tình dục.
- Xảy ra chảy máu: Các nốt sùi mào gà khi bị tổn thương có thể chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hay khi vệ sinh vùng kín.
- Âm đạo tiết ra chất nhầy: Nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo thường gây ra vùng viêm nhiễm, có hiện tượng âm đạo tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc và mùi hôi lạ.
- Các nốt sùi có thể xuất hiện ở ấu phần ngoài của âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung hay vùng hậu môn.
Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà, nên tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn trong quan hệ tình dục cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào 5
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở nam giới:
- Xuất hiện nốt sùi: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của sùi mào gà là sự xuất hiện của các nốt sùi, thường có hình dạng như chùm, cụm thịt có màu hồng hoặc màu da. Chúng thường mọc ở vùng bìu, quy đầu, dọc theo thân dương vật, lỗ niệu đạo, hậu môn hoặc vùng da giữa hậu môn và bìu dương vật..
- Ngứa và khó chịu: Một số nam giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng sinh dục hoặc xung quanh lỗ niệu đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục: Sùi mào gà có thể khiến quan hệ tình dục trở nên đau đớn và khó chịu bởi các nốt sùi xuất hiện trên đầu hoặc thân dương vật, bao quy đầu, bìu,…
- Chảy máu: Trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể gây ra chảy máu khi chúng bị tổn thương hoặc hình thành vết thương hở trong quá trình quan hệ tình dục.
- Sưng, đỏ ở vùng sinh dục: Một số người có thể thấy vùng sinh dục bị sưng và đỏ ẩn do sùi mào gà gây ra các ổ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể không có các triệu chứng rõ ràng hoặc không dễ nhận biết đối với cả nam giới và nữ giới. Do đó, việc thăm khám kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế và thực hiện xét nghiệm là rất quan trọng để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào 6
Vì vậy, chị em phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và đi tầm soát phụ khoa định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. Nam giới khi thấy xuất hiện triệu chứng bệnh cần đi khám và điều trị ngay để tránh nguy cơ biến chứng.
Cách xét nghiệm và chuẩn đoán sùi mào gà
Vì sao nên chuẩn đoán và xét nghiệm sùi mào gà
Một số xét nghiệm bác sĩ có thể thực hiện để đánh giá xem người bệnh có nhiễm phải bệnh sùi mào gà như sau:
Nam giới
- Đánh giá các nốt sần ở bộ phận sinh dục xem chúng có phải là mụn cóc sinh dục hay không
- Kiểm tra chức năng bộ phận sinh dục và trực tràng
- Lấy dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia
- Lấy máu xét nghiệm giang mai/HIV (virus gây ra bệnh AIDS).
Ở nữ giới
- Đánh giá các nốt sần ở bộ phận sinh dục xem chúng có phải là mụn cóc sinh dục hay không
- Kiểm tra tổng quan phần khung xương chậu, kiểm tra trực tràng
- Lấy dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia
- Lấy máu để thực hiện xét nghiệm giang mai/HIV
- Thực hiện xét nghiệm Pap hay xét nghiệm HPV.
Các phương pháp xét nghiệm sùi mào gà
Chuẩn đoán trực tiếp
Nhìn chung, Sùi mào gà có thể được chẩn đoán bằng cách khám quan sát trực tiếp các tổn thương đặc trưng, điển hình.
- Với các tổn thương vùng cổ tử cung Bác sỹ sẽ sàng lọc bằng xét nghiệm Papsmear, để thấy tổn thương giải phẫu bệnh. Có thể thực hiện xét nghiệm Papsmear đơn độc hay kết hợp với xét nghiệm HPV trong cùng 1 lần thăm khám.
- Để chẩn đoán xác định căn nguyên cần làm XN HPV. Hiện nay xét nghiệm HPV genotype là xét nghiệm được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán nhiễm HPV ở bệnh nhân sùi mào gà hay bệnh nhân tổn thương cổ tử cung.
- HPV genotype có thể thực hiện bằng kỹ thuật PCR hoặc kỹ thuật lai màng sẽ định được type HPV cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải.
HPV có khoảng 200 type khác nhau. 90% các trường hợp sùi mào gà là do HPV type 6 và 11 gây ra và tổn thương này thường lành tính. Trong khi đó, 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết đến tình trạng nhiễm HPV các type nguy cơ cao. HPV genotype cũng là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hiện nay có nhiều kit hóa chất để sàng lọc và phát hiện các type HPV gây ung thư cổ tử cung nguy cơ cao như HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, and 68.
Chẩn đoán bằng mô bệnh học
Thông thường, bác sĩ sẽ thoa dung dịch axit axetic nồng độ nhẹ vào bộ phận sinh dục của bệnh nhân để làm trắng vết sùi mào gà, hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. Sau đó, họ sẽ kiểm tra khu vực cơ quan sinh dục bằng phương pháp soi tử cung. Xem thêm về cách chuẩn đoán bệnh tại
SÙI MÀO GÀ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? Chẩn đoán phân biệt
Khi chẩn đoán sùi mào gà cần phân biệt với các bệnh lý khác như:
- Giang mai giai đoạn II có mụn sẩn sùi ở cơ quan sinh dục, hậu môn và các nếp kẽ. Các sẩn mụn này thường có phần chân bè rộng, bề mặt ít gồ ghề, thường bị ẩm ướt, có thể kèm theo các tổn thương của bệnh giang mai ở những vị trí khác và kết quả xét nghiệm huyết thanh giang mai là dương tính
- U mềm lây
- Ung thư tế bào gai, tiền ung thư Bowen
- Liken phẳng
- Nơ vi.
Sùi mào là gà bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện các khối u, mụn nhọt xuất hiện ở bộ phận sinh dục, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thuốc chữa trị sùi mào gà hiệu quả
Thuốc nam hay còn gọi là Thuốc đông y của Lương y Nguyễn Đức Thành
Hiện nay các phương pháp cắt đốt chỉ tạm thời làm sùi mào gà bị rụi đi nhưng không chữa dứt điểm tận gốc được HPV, các loại thuốc tăng đề kháng quảng cáo không giúp được gì chỉ là sự ngộ nhận khi nhiều trường hợp đốt đi đốt lại sùi mào gà cũng tạm thời không mọc lại.
Các loại thuốc mang tính acid chấm sùi cũng không khá hơn, đặc biệt nhiều loại thuốc nam chữa sùi mào gà quảng cáo chữa khỏi sùi mào gà trong vài tuần thực chất lại acid trá hình.
Thuốc đặc trị HPV gây bệnh sùi mào gà của Lương Y-Thầy Thuốc Nguyễn Đức Thành được sản xuất bởi công ty Dược Phẩm và Y Tế Đức Thành bao gồm vài lọ thuốc bôi dạng tinh dầu có chứa hợp chất Melaxin Cituorious có khả năng thẩm thẩu vào sâu tế bào niêm mạc nơi bị nhiễm tiêu diệt tận gốc HPV làm sùi tự đẩy hết gốc rễ mầm bệnh ra tiêu đi sạch sẽ, đi kèm là vài gói thuốc uống thảo dược dạng trà để triệt nọc HPV từ bên trong.
Thuốc đặc trị HPV dành cho loại đã biến đổi Gen chuyên điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng của Lương Y-Thầy Thuốc Nguyễn Đức Thành được sản xuất bởi công ty Dược Phẩm và Y Tế Đức Thành mà tiền thân là nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Nguyễn Đức dưới dạng thang thuốc uống gồm các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên và bào chế theo công thức gia truyền.
Đặc biệt ở miệng do cấu tạo thường xuyên tiết dịch nên chỉ có thuốc uống chuyên cho loại HPV biến đổi Gen có thể mọc được trên miệng và không bao gồm thuốc bôi.
Các trường hợp chỉ nhiễm HPV mà không lên sùi mào gà hoặc tạm thời đốt sùi chưa mọc lại nhưng vẫn còn HPV thì dùng thuốc xong xét nghiệm hoàn toàn âm tính.
Liệu trình thuốc điều trị sùi mào gà ở miệng bao gồm có 20 thang thuốc thảo uống trong 40 ngày, một gói dùng trong hai ngày. Cho gói thuốc vào ấm hay son nồi nấu nước gì cũng được, đổ 4 chén nước nấu sôi liu riu tầm 10-15 phút còn lại hai chén uống một chén, để một chén trong tủ mát ngày hôm sau uống. Uống từ từ 3-5 ngụm trong ngày, ngậm tí xíu trong miệng hay cổ họng rồi nuốt xuống. Sau mỗi ngụm thuốc uống thì dùng tăm bông thấm giấm táo (giấm táo tây mua ở siêu thị) thoa vào bề mặt sùi trong miệng. Xem thêm
CÓ NÊN DÙNG THUỐC ĐÔNG Y CHỮA TRỊ SÙI MÀO GÀ Ở MIỆNG? Các loại thuốc tây khác
Thông thường, trường hợp mắc bệnh sùi mào gà ở mức độ nhẹ, các nốt sùi mọc riêng lẻ ở ngoài niêm mạc da, ví dụ như ở ngoài âm đạo, ngoài khoang miệng, ngoài lỗ hậu môn... có thể sử dụng thuốc tây y để điều trị tại nhà. Phần lớn các loại thuốc chữa sùi mào gà đều chỉ được bán do bác sĩ chuyên khoa kê đơn, bệnh nhân nên đến thăm khám để được tư vấn cụ thể.
Hiện nay, có hai loại thuốc dùng để điều trị bệnh sùi mào gà đó là thuốc uống và thuốc bôi. Tác dụng chính của các loại thuốc đó là ức chế sự phát triển của mụn sùi, ngăn không cho mụn sùi lây lan sang các khu vực, vị trí khác và hỗ trợ làm bong tróc, rụng các đám sùi do virus HPV gây ra.
Mỗi loại thuốc điều trị sẽ có cách sử dụng khác nhau, ví dụ như các loại thuốc uống sẽ dùng để uống trực tiếp, còn loại thuốc bôi thì dùng để bôi, chấm trực tiếp vào nơi có nốt sùi. Lưu ý, thuốc bôi không áp dụng cho trường hợp có nốt sùi ở khoang miệng, âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung, lỗ hậu môn...
Đa phần các loại thuốc tây chữa sùi mào gà đều có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn như nổi mụn, kích ứng, ngứa ngáy, sưng da, đau nhức, buồn nôn, chóng mặt... nên bệnh nhân cũng tránh lạm dụng chúng.
Để việc điều trị bệnh sùi mào gà bằng thuốc có hiệu quả, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua, đổi thuốc để sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Thuốc thường được chỉ định đối với những người mới bị sùi mào gà giai đoạn đầu. Bệnh nhân có thể dùng thuốc dạng bôi hoặc thuốc đường uống.
- Thuốc trị sùi mào gà Acid Trichloracetic 80
Đây là một loại thuốc có xuất xứ ở Việt Nam, được nghiên cứu và sản xuất bởi Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Công dụng của thuốc là giúp điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cơm, mụn cóc sinh dục. Thuốc khá lành tính nên cả phụ nữ có thai và cho con bú cũng có thể dùng thuốc này.
- Thuốc trị sùi mào gà Podophyllin 25
Loại thuốc có nguồn gốc từ Thái Lan này có thành phần chiết xuất từ nhựa cây podophyllin resin. Nó được nằm trong danh sách là thuốc trị sùi mào gà hiệu quả nhất bởi khả năng diệt virus.
- Thuốc trị sùi mào gà Imiquimod Cream
Đây là thuốc của Ấn Độ cũng được phân phối rộng rãi tại các cơ sở y tế. Tương tự như 2 loại thuốc trên, thuốc này cũng được bào chế theo dạng kem bôi với tác dụng thẩm thấu nhanh, tiện lợi. Mỗi lần bôi cần để duy trì trên da từ 6 - 8 tiếng và dùng cách ngày, sau đó sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa sạch thuốc.
Vì sao nên chữa trị sùi mào gà thật sớm?
Khi đã xâm nhập được vào cơ thể, virus HPV sẽ cư trú trong cơ thể của bệnh nhân suốt đời, đặc biệt là những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém thì thì khả năng bệnh sùi mào gà tái phát lại rất là cao.
Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra có thể dẫn đến nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng như biến chứng thành ung thư, làm cản trở quá trình thụ thai, dễ dẫn đến vô sinh, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Khi nào nên dùng thuốc của Lương y Nguyễn Đức Thành?
Câu hỏi đặt ra chính là khi nào thì cần dùng
thuốc Đông y chữa sùi mào gà? Virus HPV sau khi xâm nhập được vào cơ thể sẽ bắt đầu thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 2 tuần – 9 tháng. Trong thời gian đó, hầu như không có triệu chứng, biểu hiện nào nên người mắc bệnh sùi mào gà dễ làm lây nhiễm cho những người khác.
Sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc, bệnh nhân sẽ thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu sùi mào gà điển hình như:
- Xuất hiện các u nhú, nốt mụn nhỏ li ti mọc đơn lẻ, thường có màu trắng hoặc màu hồng, có cuống hoặc có chân nhú hẳn lên niêm mạc da.
- Các nốt mụn này thường không gây cảm giác ngứa ngáy, đau nhức gì và dễ khiến bệnh nhân lầm tưởng là dấu hiệu của các bệnh da liễu thông thường.
- Phần lớn các u nhú này có dạng mềm, ẩm ướt, có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2mm và đôi khi hơi gây cảm giác vướng víu cho bệnh nhân.
- Sau một thời gian, các nốt mụn bắt đầu phát triển nhanh chóng và thường liên kết lại với nhau thành từng chùm, từng mảng lớn trông như những đám sùi mào gà, cái súp lơ.
- Các đám sùi thường có màu hồng nhạt, bề mặt xù xì và khi sờ vào có cảm giác gợn tay rất khó chịu.
Đối với bệnh sùi mào gà ở nam giới, các mụn sùi thường xuất hiện chủ yếu ở quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, vùng da bìu, lỗ sáo..., thậm chí là lan sang toàn bộ bộ phận sinh dục.
Còn sùi mào gà ở nữ giới, các nốt sùi thường thấy nhiều nhất ở môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, âm vật, thậm chí là ở tầng sinh môn. Trường hợp virus phát triển mạnh, các nốt sùi còn lan sâu vào cổ tử cung và có hình dạng giống các mô biểu bì.
Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh bị nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng, hậu môn thì các nốt sùi còn xuất hiện ở vùng miệng, họng, lưỡi, khu vực hậu môn, chân, tay... Xem thêm về bệnh tại
SÙI MÀO GÀ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? - Mặc dù không đau, không ngứa nhưng khi dùng tay sờ vào các đám sùi sẽ thấy có cảm giác mềm mại, thậm chí là rất dễ vỡ ra khi có sự va chạm dẫn đến chảy dịch mủ có mùi hôi rất khó chịu.
- Bên cạnh đó, tại cơ quan sinh dục thường ẩm ướt, dễ chảy máu, viêm nhiễm và tiết ra nhiều dịch có mùi hôi tanh.
- Khi quan hệ tình dục, các đám sùi cọ xát với nhau thường vỡ ra khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn kèm hiện tượng chảy dịch, chảy máu, thậm chí là có nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng cực kỳ cao.
- Gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau, bí tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiểu tiện liên tục...
- Một số triệu chứng đi kèm bao gồm sụt cân, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, nổi nhiều hạch, suy giảm ham muốn tình dục...
Lưu ý: Ngay khi có những triệu chứng, dấu hiệu điển hình của bệnh sùi mào gà, người bệnh cần nhanh chóng tới các địa chỉ, phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, tư vấn cho cách chữa phù hợp.
Một số lưu ý khi mắc phải bệnh sùi mào gà
Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để phòng lây nhiễm virus HPV cho người khác:
- Vệ sinh phần da, niêm mạc mới đốt. Lưu ý giữ khô để tránh vi rút có thể sinh sôi, phát triển trở lại;
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người khác, và không đưa đồ dùng cá nhân của bản thân cho người khác sử dụng. Không sử dụng chung bồn tắm, sau khi đi vệ sinh cần lau sạch bồn vệ sinh;
- Hạn chế đồ uống có cồn, bia, rượu và các chất kích thích;
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan;
- Điều trị sùi mào gà là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì. Do đó, trong quá trình điều trị người bệnh không nên bỏ dở liệu trình điều trị, vì việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ điều trị;
- Đừng quên tái khám theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Vì bệnh sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, cần kiêng quan hệ tình dục 2 tuần sau điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Ngoài ra, trong vòng 6 tháng đầu sau khi điều trị khỏi bệnh cũng nên sử dụng bao cao su để đảm bảo tính an toàn trong quan hệ tình dục.
Tương tự như các bệnh
Chlamydia hay
Lậu, sùi mào gà cũng cực kì nguy hiểm khi không điều trị kịp thời. Vậy nên, nếu bạn có những biểu hiện của bệnh Sùi mào gà, hãy nhanh chóng thăm khám và chữa trị kịp thời.
Hỏi đáp - Ý kiến & ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH(0)