Trang chủ » Sức khoẻ

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ Link
Bệnh Chlamydia là gì? Bệnh Chlamydia có ở nữ giới không? Chi tiết
Bệnh Chlamydia ở nữ lây truyền và  gây hại như thế nào? Chi tiết
Làm sao để phát hiện bệnh Chlamydia ở nữ? Chi tiết
Nguyên nhân gây Bệnh Chlamydia ở nữ Chi tiết
Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh Chlamydia Chi tiết
Dấu hiệu biểu hiện của Bệnh Chlamydia ở nữ giới Chi tiết
Cách phòng ngừa Bệnh Chlamydia ở nữ Chi tiết
Thuốc điều trị Bệnh Chlamydia ở nữ Chi tiết
Những lưu ý khi điều trị Bệnh Chlamydia ở nữ Chi tiết
Các thực phẩm nên và không nên dùng khi bệnh nhân nữ mắc Bệnh Chlamydia Chi tiết
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh Chlamydia Chi tiết

Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, nhưng thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Vậy, căn bệnh này nguy hiểm nhưu thế nào?

bệnh chlamydia

Bệnh Chlamydia là gì? Bệnh Chlamydia có ở nữ giới không?

Bệnh Chlamydia là gì?

Bệnh Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, riêng Hoa Kỳ có gần 3 triệu người mắc Chlamydia hàng năm, phổ biến từ 14 – 24 tuổi. 

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ

Bệnh Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người bệnh.

Bệnh Chlamydia xảy ra ở cả nam và nữ. Nam giới có thể nhiễm Chlamydia ở niệu đạo (bên trong dương vật), trực tràng hoặc cổ họng. Phụ nữ nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung, trực tràng hoặc cổ họng. Chlamydia không khó điều trị, tuy nhiên, nếu không phát hiện và thăm khám kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ

Bệnh Chlamydia ở nữ là gì?

Chlamydia gây ra là hiện tượng dính và bí tắc vòi tử cung. Khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn, thấy tử cung, thấy vòi tử cung, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng dẫn đến vòi tử cung cũng bị tắc. Vòi tử cung tắc cũng là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung dẫn đến việc phải thụ tinh trong ống nghiệm do trứng không thể đi vào buồng tử cung.

Bệnh Chlamydia ở nữ lây truyền và  gây hại như thế nào?

Phương thức lây truyền bệnh Chlamydia

Một số cách làm lây truyền bệnh Chlamydia:

  • Quan hệ tình dục thông thường: vi khuẩn truyền từ dương vật sang âm đạo của bạn tình hoặc ngược lại.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: vi khuẩn truyền từ dương vật sang hậu môn của bạn tình hoặc ngược lại.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng: vi khuẩn truyền từ miệng sang dương vật, âm đạo, hậu môn của bạn tình hoặc ngược lại.
  • Quan hệ tình dục bằng đồ chơi: vi khuẩn truyền từ đồ chơi sang miệng, dương vật, âm đạo hoặc hậu môn của một người.
  • Kích thích bộ phận sinh dục hoặc hậu môn bằng tay: ít phổ biến hơn, dịch âm đạo hoặc tinh dịch bị nhiễm bệnh có thể tiếp xúc với mắt gây nhiễm trùng (viêm kết mạc).

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 3

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính lây truyền bệnh Chlamydia. Một người mắc Chlamydia có thể lây bệnh sang bạn tình của mình, thông qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, miệng hoặc âm đạo.

Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao. Bên cạnh đó, Chlamydia có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc dùng chung đồ chơi tình dục với người nhiễm bệnh.

Bệnh Chlamydia ở nữ nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị, bệnh Chlamydia có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Viêm nhiễm đường sinh dục
  • Viêm nhiễm đường hô hấp
  • Viêm màng não
  • Viêm khớp
  • Vô sinh

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 4

Chlamydia giai đoạn đầu không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng, vì vậy, bệnh thường bị bỏ qua. Sau phát hiện lại điều trị ở giai đoạn muộn, lúc này bệnh đã xuất hiện biến chứng.

Một số biến chứng thường thấy:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): xảy ra khi vi khuẩn lan truyền làm nhiễm trùng cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID có thể gây vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mạn tính.
  • Nhiễm trùng gần tinh hoàn (viêm mào tinh hoàn): gây viêm, sốt, đau và sưng bìu.
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng hoạt động của tinh hoàn, tinh trùng được xuất ra không khỏe mạnh để thụ thai.
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Chlamydia có thể truyền từ ống âm đạo sang bào thai. Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.
  • Thai ngoài tử cung: trứng đã thụ tinh, làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cần được loại bỏ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 5

Làm sao để phát hiện bệnh Chlamydia ở nữ?

Khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm, sớm chẩn đoán, điều trị để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Một số xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh Chlamydia bao gồm:

  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT): bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu dịch trong âm đạo, niệu đạo hoặc nước tiểu rồi mang đi xét nghiệm. Phương pháp này có thể thực hiện với mẫu nước tiểu của cả nam và nữ.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA): phát hiện kháng nguyên Chlamydia bằng kháng thể đơn dòng nhưng độ nhạy không cao, đạt khoảng 60% – 85% so với nuôi cấy. Độ đặc hiệu có thể đạt đến 99%.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 6

  • Phương pháp miễn dịch gắn men (EIA): giúp tìm thấy kháng thể kháng Chlamydia trong máu bệnh nhân, đồng thời, kích hoạt hệ thống miễn dịch. Độ nhạy của phương pháp này đạt 60% – 80%, đặc hiệu 97% – 99%.
  • Phản ứng chuỗi PCR (Polymerase), LCR (Ligase chain reaction) và TMA: kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. Bệnh phẩm được lấy từ cổ tử cung, niệu đạo và nước tiểu. Độ đặc hiệu đạt 99%, độ nhạy dao động từ 70% – 100%.

Nguyên nhân gây Bệnh Chlamydia ở nữ

Bệnh Chlamydia lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết âm đạo hoặc tinh dịch của người bệnh. Bệnh có thể lây truyền ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng.

Bệnh Chlamydia do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây nên. Đây là vi khuẩn nội tế bào, có tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhân đôi rất nhanh. Chlamydia có 3 biến thể khác nhau về biểu hiện lâm sàng và sinh học.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 7

  • Vi khuẩn chlamydia psittaci: thường có ở chim, lây nhiễm sang người gây bệnh sốt vẹt.
  • Vi khuẩn chlamydia pneumoniae: nguyên nhân chính gây bệnh về đường hô hấp.
  • Vi khuẩn chlamydia trachomatis: biến thể chính gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục hoặc đau mắt hột.

Chlamydia trachomatis là vi khuẩn đặc biệt, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, hình cầu, có kích thước trung gian giữa vi khuẩn và virus do hệ thống gen di truyền. Vì vậy, có thể xếp chlamydia trachomatis vào nhóm virus hoặc vi khuẩn. Chlamydia trachomatis chứa trong dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 8

Bệnh Chlamydia lây lan từ hoạt động quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng và hậu môn. Dịch trong âm đạo hoặc tinh dịch chứa vi khuẩn chlamydia trachomatis truyền từ người bệnh sang người bình thường. Phụ nữ mang thai có thể lây truyền Chlamydia sang con trong khi sinh.

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh Chlamydia

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Chlamydia:

  • Quan hệ tình dục dưới 25 tuổi.
  • Quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Có tiền sử nhiễm Chlamydia hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Quan hệ tình dục đồng tính.

Chlamydia phổ biến như thế nào?

Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2018 cho biết, có khoảng 4 triệu trường hợp nhiễm Chlamydia được ghi nhận tại nước này.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 9

Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, gặp nhiều từ 15 – 24 tuổi. Cứ 20 phụ nữ trẻ hoạt động tình dục có 1 người mắc Chlamydia. Ngoài ra, một số đặc điểm nhân khẩu học như: tuổi tác, giới tính và chủng tộc có thể ảnh hưởng đến việc mắc bệnh Chlamydia.

Dấu hiệu biểu hiện của Bệnh Chlamydia ở nữ giới

Ở nữ giới, bệnh Chlamydia có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Chảy máu giữa kỳ kinh

Ở phụ nữ mang thai, bệnh Chlamydia có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi, chẳng hạn như sinh non, nhiễm trùng mắt và nhiễm trùng phổi.

Cách phòng ngừa Bệnh Chlamydia ở nữ

Chlamydia có thể chữa khỏi, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này. Cách phòng ngừa tốt nhất là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Không sử dụng đồ chơi tình dục. Nếu phát sinh quan hệ tình dục, cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, ngay cả khi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, âm đạo hay miệng.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Không dùng chung đồ chơi tình dục. Nếu có, hãy vệ sinh, sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng và che chắn chúng bằng bao cao su.
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
  • Chủ động bảo vệ bản thân bằng cách lựa chọn bạn tình an toàn. Đồng thời, thống nhất với bạn tình về việc sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 10

  • Kiểm tra, xét nghiệm sức khỏe định kỳ cho bản thân và bạn tình để kịp thời phát hiện những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, nhất là người có lối sống phóng khoáng.
  • Phụ nữ quan hệ tình dục dưới 25 tuổi nên đi tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần.
  • Tầm soát hàng năm đối với phụ nữ lớn tuổi có bạn tình mới hoặc quan hệ với nhiều người.
  • Sàng lọc Chlamydia đối với phụ nữ mang thai để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ.

Không giống với Viêm lộ tuyến cổ tử cung ở nữ, Bệnh do Chlamydia có thể diễn tiến “âm thầm” và phức tạp, nếu không sớm điều trị nhất thời sẽ gây ra những biến chứng “khôn lường”. Chính vì vậy, cần biết sớm các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Thuốc điều trị Bệnh Chlamydia ở nữ

Thuốc đông y, thuốc nam từ Lương y Nguyễn Đức Thành

 Theo tây y phác đồ điều trị Chlamydia bao gồm các kháng sinh diệt Chlamydia cầu khuẩn, đa số các trường hợp không bị kháng thuốc đều thành công trong giai đoạn đầu.

Một số trường hợp bị tái phát hoặc chuyển sang mãn tính do bị nhờn hoặc kháng thuốc. Liệu trình thuốc uống chữa bệnh Chlamydia của nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Nguyễn Đức Thành bao gồm 20 thang thuốc uống trong 20 ngày dạng lá khô nấu nước uống. Xem thêm Thuốc chữa Chlamydia của lương y Nguyễn Đức Thành

Liệu trình chữa bệnh Chlamydia bào gồm 20 gói thuốc thảo dạng để đun nước uống, mỗi ngày 1 gói, mỗi gói đun nấu uống ngày 2 lần trong ngày, sáng một lần và chiều 1 lần. Mỗi lần đun cho vào xoang hay nồi nấu nước đổ vào 2 bát con nước nấu sôi liu riu còn 1 bát uống luôn. Nước đầu buổi sáng còn đậm nhớ chừa riêng ra chừng nữa tách trà nhỏ, pha vào chút xíu muối dùng bơm tiêm 1cc bỏ kim đi hút nước đó bơm vào niệu đạo để diệt mầm bệnh trực tiếp.

Trường hợp cấp tính mới bị chưa từng điều trị ở đâu thì dùng 1 liệu trình là khỏi, trường hợp mãn tính hoặc đã từng điều trị tây y có thể dùng 2-3 liệu trình là dứt điểm.

Thuốc tây và các loại kháng sinh y tế

Bệnh Chlamydia nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng làm cha, làm mẹ vì vậy cần được chẩn đoán và điều trị. Điều trị bao gồm:

  • Điều trị cho cả bạn tình ngay cả khi họ không có biểu hiện gì của bệnh để tránh tái phát bệnh trở lại.
  • Trong thời gian điều trị tránh quan hệ tình dục.
  • Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của người thầy thuốc.
  • Thuốc điều trị Chlamydia hay được dùng trên thị trường thuộc nhóm Tetracycline, azithromycin, doxycycline kháng sinh quen thuộc. Thuốc sử dụng trong 7 – 10 ngày.

Để điều trị Chlamydia cho phụ nữ có thai, sử dụng các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc Erythromycin 500mg: Mỗi ngày uống 4 viên, dùng thuốc trong 7 ngày
  • Thuốc Azithromycin: Mỗi ngày uống 1g và uống với liều duy nhất.

Những lưu ý khi điều trị Bệnh Chlamydia ở nữ

 Chlamydia có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đừng ngưng dùng thuốc sau khi các triệu chứng được cải thiện, thay vào đó nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, điều trị dứt điểm, tránh tái phát bệnh.

Thuốc trị bệnh Chlamydia của lương y Nguyễn Đức Thành 1

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không quan hệ tình dục trong giai đoạn chữa trị bệnh.
  • Liên lạc và thông báo với bạn tình rằng bản thân đã nhiễm bệnh. Bởi, họ cũng cần được thăm khám, điều trị Chlamydia kịp thời.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: HIV/AIDS, giang mai, lậu,…

Một số trường hợp có thể tái nhiễm, vì vậy, khoảng 3 tháng sau khi điều trị khỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân.

Các thực phẩm nên và không nên dùng khi bệnh nhân nữ mắc Bệnh Chlamydia

Các loại thực phẩm nên dùng

1. Thực phẩm giàu protein:

  • Thịt
  • Trứng
  • Cá: Cá hồi, cá thu, cá mòi…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua
  • Các loại hạt: đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạnh nhân
  • Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ, nấm tuyết, nấm rơm.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 11

2. Thực phẩm giàu chất xơ

  • Rau củ quả nói chung là các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tốt đề kháng. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ là:
  • Bông cải xanh, rau cần, rau cải, măng tây
  • Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo
  • Cam, quýt, táo, mận, xoài, chuối, bơ
  • Nấm
  • Ngũ cốc

Ngoài ra, các món ăn thanh đạm như mì sợi, miến, canh đậu xanh rất tốt cho người bệnh chlamydia vì các món này chứa những thành phần lành tính, ít gây kích ứng, sưng viêm.

Bạn cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Các loại thực phẩm không nên dùng

1. Các thực phẩm Thực phẩm dễ gây sưng viêm

Nhóm này gồm có thực phẩm nhiều đường (như bánh kẹo), các loại dầu thực vật, margarine, thực phẩm chiên nướng, thực phẩm chế biến công nghiệp có nhiều phụ gia, chất bảo quản.

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số loại hải sản (tôm, cua, sò ốc), bơ đậu phộng, thịt vịt… thường gây dị ứng. Nếu đã biết mình bị dị ứng hoặc không hợp với loại thực phẩm nào, bạn nên tránh ăn vì dị ứng gây sưng viêm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và hoành hành.

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 12

3. Các loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích

Lẩu cay; mì cay; các gia vị cay như ớt, tiêu; rượu; bia; cà phê… thuộc nhóm này. không nên dùng cho bệnh nhân nữ Chlamydia

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh Chlamydia

1. Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu?

Thường khoảng 7 – 21 ngày. Thời gian ủ bệnh của Chlamydia được tính từ lúc bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn chlamydia trachomatis, cho đến khi các triệu chứng biểu hiện rõ ra bên ngoài.

2. Chlamydia có tự khỏi không?

Không! Bệnh Chlamydia không thể tự biến mất. Nếu không được phát hiện và sớm điều trị, bệnh có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe cho bản thân. Đồng thời, lây nhiễm Chlamydia cho người khác, khiến họ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

3. Chlamydia không được điều trị có sao không?

Khác với bệnh Lậu hay viêm lộ tuyến tử cung, Chlamydia không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: viêm vùng chậu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh ở nam và nữ,…

Giật mình với những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh Chlamydia ở nữ 13

4. Chlamydia điều trị bao lâu thì khỏi?

Thường là 1 hoặc 2 tuần! Chlamydia sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái lại. Do đó, tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh tái nhiễm bệnh.

Tóm lại, trong thời gian dùng thuốc điều trị Chlamydia kiêng cử rượu bia, những thức ăn quá nhiều gia vị gây nóng trong người, kiêng đổ xanh, rau muống và hạn chế đồ biển, thịt đỏ. Xem thêm Tổng hợp những thông tin chi tiết về bệnh Chlamydia.

Xem thêm

ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Nổi tiếng bài thuốc chữa sùi mào gà lậu...Cam kết khỏi bệnh

Không quá khó để tìm thông tin về lương y Nguyễn Đức Thành- người nổi tiếng với bài thuốc đông y đặc trị những căn bệnh khó nói: sùi mào gà, lậu... nhờ bài thuốc của gia đình anh Thành đã chữa trị hàng nghìn người mỗi năm. Cảm phục tài đức của lương y nhiều bệnh nhân gọi anh bằng cái tên trìu mến “vị cứu tinh của người mắc bệnh sùi mào gà”.

XEM THÊM VỀ ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Hỏi đáp - Ý kiến & ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH(0)

Tồng số câu hỏi- Ý kiến (0)