Trang chủ » Sức khoẻ

Sùi mào gà lây qua con đường nào?

Sùi mào gà lây qua con đường nào? Link
Sùi mào gà lây nhiễm qua đường nào? Chi tiết
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu? Chi tiết
Điều trị bằng thuốc Podophyllotoxin (podofilox)  Chi tiết
Phương pháp phá hủy khối u nhú Chi tiết
Một số phương pháp vật lý khác Chi tiết
Sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch  Chi tiết

Với bệnh sùi mào gà thông thường phương pháp đốt sùi mào gà sẽ là phương pháp điều trị bệnh phổ biến và có tác dụng nhanh chóng và triệt để hơn việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nhiều người bệnh cũng lo lắng vì lo sợ những ảnh hưởng của việc đốt sùi mào gà, khiến quá trình điều trị bệnh bị trì hoãn, và bệnh tiến triển nặng hơn.

Sùi mào gà lây nhiễm qua đường nào?

Con đường lây lan sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục phổ biến do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Sùi mào gà có thể xuất hiện trong vài tuần sau khi lây nhiễm bệnh đối với một số người, cũng có những trường hợp mất vài tháng hoặc vài năm mới thấy triệu chứng ví dụ sùi mào gà ở miệng. Thậm chí, hầu hết người nhiễm HPV không có triệu chứng hoặc không nhận ra mình mắc bệnh. Tỉ lệ người có triệu chứng rõ rệt rất thấp, chỉ khoảng 1-2% trong số những người nhiễm HPV. Điều này làm cho việc xác định tình trạng cá nhân trở nên khó khăn và người bệnh có khả năng lây truyền virus cho người khác mà không hề hay biết.

Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới có thể xuất hiện ở dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Những nốt sùi màu da, nâu hoặc hồng trong vùng sinh dục gây khó chịu, ngứa ngáy và có thể chảy máu sau quan hệ tình dục. Ngoài ra, mụn cóc sinh dục cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người phụ nữ có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV.

Các giai đoạn xuất hiện bệnh sùi ở nam và nữ

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài âm đạo, hậu môn và cổ tử cung do nhiễm virus HPV. Tương tự như nam giới, sùi mào gà ở nữ có thể xuất hiện ở một số vị trí khác trên cơ thể và gây ra các tình trạng như tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, cảm giác nóng rát và đau, hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm do virus HPV lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng thời gian ủ bệnh sùi mào gà có thể khác nhau đối với mỗi người, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà có thể kéo dài từ 3 – 8 tuần, với thời gian trung bình khoảng 3 tháng. Đặc biệt, những người có tình trạng sức khỏe yếu có thể có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, nghĩa là sau khoảng 2 – 3 tuần sau khi bị nhiễm virus, họ có thể bắt đầu mắc các triệu chứng.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà trong bao lâu?

Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể mất nhiều thời gian hơn để các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ. Âm đạo của phụ nữ có môi trường ẩm ướt hơn, cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của virus HPV. Do đó, phụ nữ thường có xu hướng xuất hiện triệu chứng sớm hơn so với nam giới.

Điều trị bằng thuốc Podophyllotoxin (podofilox) 

Thuốc này có nguồn gốc từ nhựa podophylum có khả năng gây độc tế bào tại chỗ bằng cách làm cho các tế bào bị nhiễm virus ngừng phân chia, khiến cho mô bị hoại tử và tiêu biến. Thuốc được dùng điều trị ngoài da cho những u nhú lành tính thay cho liệu pháp áp lạnh, chống chỉ định với các tổn thương bên trong như cổ tử cung, niệu đạo, vòm họng, vết thương hở, phụ nữ có thai…

Thuốc Podophyllotoxin gồm hai chế phẩm có nồng độ 0,5% (dạng dung dịch) và 0,15% (dạng kem). Người bệnh được chỉ định thoa ngoài da 2 lần/ngày, diện tích bôi dưới 10cm2 và liên tiếp trong 3 ngày, nghỉ cách quãng 4 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 4-5 tuần.

Điều trị sùi mào gà bằng thuốc gì/

Tác dụng phụ của thuốc độc tế bào này là trượt tại chỗ, đau rát, kích ứng… và có tỷ lệ thành công ở hai dạng chế phẩm là từ 36-83%.

Phương pháp phá hủy khối u nhú

Liệu pháp lạnh 

Sau khi người bệnh được gây tê (nếu tổn thương lan rộng), bác sĩ dùng nitơ lỏng có nhiệt độ là -196oC để đóng băng tế bào nhiễm virus, khiến cho màng tế bào bị tổn thương không thể phục hồi, từ đó cắt đứt quá trình phát triển của các nốt sùi mào gà.

Với cách trị sùi mào gà này, thao tác cần phải rất thận trọng. Bác sĩ dùng tăm bông thoa hoặc xịt nitơ lên nốt sùi đến khi có quầng mô đông lạnh khoảng 1mm. Thời gian quang đông khoảng 5-20 giây. Thao tác lạnh được thực hiện 1-2 chu kỳ/lần, mỗi tuần 1-3 lần và thời gian điều trị tối đa là 12 tuần.

Sùi mào gà chữa trị bằng phương pháp gì

Phương pháp chữa sùi mào gà bằng nitơ lỏng khá rẻ tiền, an toàn với thai phụ nhưng có một số tác dụng phụ như đau đớn, bọng nước, hoại tử mô và để lại sẹo… Tỷ lệ làm sạch tổn thương lên đến 87% và có nguy cơ tái phát là 59% sau khi tẩy sạch nốt sùi khoảng 12 tháng.

Một số phương pháp vật lý khác

Các phương pháp phá hủy tổn thương này bao gồm nạo, cắt, đốt điện, đốt laser CO2… Trong đó, đốt laser CO2 phổ biến hơn do có nhiều ưu điểm như giữ được cấu trúc giải phẫu, chủ động kiểm soát độ sâu, ít gây chảy máu… Cách trị sùi mào gà bằng đốt điện chống chỉ định với một số trường hợp bệnh nhân có nốt sùi ở gần hậu môn hoặc người có đeo máy tạo nhịp tim.

Sau gây tê hoặc gây mê, người bệnh sẽ được thực hiện các thủ thuật vật lý để loại bỏ sang thương. Các phương pháp này có thể mang đến hiệu quả đến 100%. Nguy cơ tái phát khoảng 19-29%. Một số nguy cơ bao gồm gây sẹo, nứt hậu môn, thay đổi sắc tố, tổn thương cơ thắt hậu môn…

Chấm Trichloroacetic (TCA), Bichloroacetic (BCA) 80-90%

Các loại thuốc cần quan tâm về bệnh sùi

Chỉ định chấm các loại axit như Trichloroacetic hay Bichloroacetic khi chữa sùi mào gà dành cho người bệnh có tổn thương dạng sẩn. Bác sĩ chấm thuốc vào đúng nốt sùi định kỳ hàng tuần trong tối đa 10 tuần.

Phương pháp này có thể gây bỏng da, phá hỏng các mô xung quanh, gây sẹo nên thường được khoanh vùng bằng bicarbonate hay vaseline. Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ làm sạch tổn thương của các loại axit này lên đến 94%. Tỷ lệ tái phát là 36%.

Sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch 

Để chữa sùi mào gà, các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch dạng bôi hoặc dạng tiêm như Imiquimod, Sinecatechin, Interferon… Với các thuốc bôi, người bệnh có thể tự thực hiện sau khi được bác sĩ hướng dẫn. Thời gian điều trị từ 8-16 tuần.

Xem thêm

ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Nổi tiếng bài thuốc chữa sùi mào gà lậu...Cam kết khỏi bệnh

Không quá khó để tìm thông tin về lương y Nguyễn Đức Thành- người nổi tiếng với bài thuốc đông y đặc trị những căn bệnh khó nói: sùi mào gà, lậu... nhờ bài thuốc của gia đình anh Thành đã chữa trị hàng nghìn người mỗi năm. Cảm phục tài đức của lương y nhiều bệnh nhân gọi anh bằng cái tên trìu mến “vị cứu tinh của người mắc bệnh sùi mào gà”.

XEM THÊM VỀ ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Hỏi đáp - Ý kiến & ĐYGT NGUYỄN ĐỨC THÀNH(0)

Tồng số câu hỏi- Ý kiến (0)